Lý Thuyết Bài 44

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA

Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần  : tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước…).

Vai trò: duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA

1. Chu trình cacbon

Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabonđiôxit (CO2), được  thực vật hấp thu thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ.

Cacbon trao đổi trong quần xã  thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Cacbon trở lại môi trường.

Cacbon trở lại môi trường vô cơ  qua quá trình hô hấp ở động vật, thực vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vsv, các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch (than đá, dầu lửa..).

Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.

2. Chu trình nước

Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, phần lớn tích lũy trong đại dương, sông, suối, ao, hồ,…

Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng hơi nước do thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.

Các biện pháp bảo vệ nguồn  nước:

+ Bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, trồng cây xanh giảm lượng khí thải vào môi trường.

+ Sử dụng hợp lí tiết kiệm nguồn nước sạch.

III. SINH QUYỂN

Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học.

Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó.

+ Các khu sinh học chính trên cạn bao gồm đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới…

+ Các khu sinh học dưới nước bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn

By ntynhik35

Leave a comment